Những luật cơ bản trong thi đấu Cờ tướng (Phần 1)
11:54, ngày 05/05/2014
Những quy tắc dành cho người mới chơi sẽ giúp cho các bạn có thêm những hiểu biết hơn trong khi chơi Cờ tướng. Đặc biệt, chúng tôi còn đưa ra thêm cho các bạn thêm về những luật mới khi thi đấu thật ngoài đời. Sau đây, là những điều luật khi tham gia một ván Cờ thi đấu:
Điều 1: NƯỚC CỜ
Một nước cờ trong cờ tướng gồm một lượt đi của bên Trắng và một lượt đi của bên Đen. Khi tiến hành ván cờ bên Trắng đi trước, bên Đen chờ bên Trắng đi xong mới đi, và cứ thế lần lượt cho tới hết ván. Không bên nào được đi liên tiếp hai lượt trở lên.
Luật thi đấu cờ tướng cơ bản
Điều 2: CHẠM QUÂN
Chạm quân có nghĩa là đụng vào quân cờ, vừa có nghĩa là cầm lấy quân cờ. Có hai trường hợp chạm quân:
a)Chạm quân vô lý: do tay vô tình chạm quân, do khi đi quân ống tay áo chạm vào quân, do mất thăng bằng cơ thể mà đụng vào quân hay làm đổ quân…
b)Chạm quân cố ý: là cầm một quân, có ý định đi quân đó nhưng khi nhấc quân đó lên đi thì đổi ý muốn đi lại quân khác, hoặc đã cầm quân đối phương để bắt quân đó nhưng lại muốn thay đổi không bắt quân đó nữa, hoặc khi đã đặt quân vào vị trí mới rồi, lại muốn hoãn để đi quân khác…
Với trường hợp vô ý, trọng tài chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo.
Với trường hợp cố ý thì bắt lỗi theo các quy định cụ thể dưới đây:
- Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vào quân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước đi này bị luật cấm thì được đi quân khác, nhưng phạm lỗi kỹ thuật. Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạm trước tiên. Không thể xác định chạm quân nào trước thì được phép đi một trong các quân đó.
- Chạm quân nào của đối phương thì bắt quân đó. Trường hợp không có quân cờ nào của mình bắt được quân đó thì được đi nước khác nhưng bị ghi một lỗi kỹ thuật. Chạm số quân đối phương hơn một thì phảu ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào trước sau thì ăn một trong số đó, không được phép không bắt quân đối phương.
- Chạm quân mình trước, sau đó chạm quân đối phương thì:
a) Quân mình bị chạm trước phải bắt quân đối phương chạm sau.
b) Nếu quân mình không thể bắt quân đối phương đó thì phải đi quân mình đã chạm.
c) Nếu quân mình không được thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
d) Nếu không có nào của mình bắt được quân bị chạm của đối phương thì được đi nước khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
- Đấu thủ có lượt đi, chạm quân đối phương trước ròi chạm quân mình sau, thì:
a) Quân mình bị chạm phải bắt quân đối phương.
b) Nếu quân mình đã chạm không bắt được quân đối phương đó, thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
c) Nếu không có quân nào bắt được quân của đối phương, thì phải đi quân mình đã chạm.
d) Nếu quân mình đã chạm cũng không đi được thì đi quân khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
- Cùng một lúc chạm quân của cả hai bên thì bị xử theo Điều 9.4.
a) Quân cờ phải được đặt đúng vị trí trên bàn cờ. Nếu đấu thủ xếp lại quân cờ cho ngay ngắn thì phải báo trước cho trọng tài hay đối phương “tôi sửa quân này” và chủ được phép sửa quân khi đến lượt mình đi.
b) Đi quân rồi không được đi lại. Khi quân đã đặt tới một vị trí khác trên bàn cờ, thì dù chưa buông tay cũng không được thay đổi.
- Động tác chạm lần đầu do vô ý, trọng tài nhắc nhở; nếu vô ý lần thứ hai, trọng tài cảnh cáo, nếu tái phạm lần thứ ba thì xử lý như chạm quân cố ý.
- Đi quân chạm nhiều giao điểm thì phải dừng quân cờ đó ở giao điểm chạm trước tiên.
- Đấu thủ cầm quân vô ý rơi giữa 2 điểm nào đó của bàn cờ thì trọng tài nhắc nhở, tái phạm bị xử một lỗi kỹ thuật.
- Các thế cờ không hợp lệ:
a) Nếu trong ván đấu phát hiện vị trí ban đầu của các quân cờ bị xếp sai từ đầu ván cờ thì phải hủy bỏ ván đó và chơi lại ván mới.
b) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân theo luật định (như bên cầm quân Đen đáng lẽ đi sau thì lại đi trước) thì hủy bỏ ván cờ và chơi lại ván khác.
c) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân nhưng bên đi tiên vẫn đi trước (Bên tiên tuy cầm quân Đen nhưng vẫn đi trước) và diễn biến ván cờ không bị phạm luật thì giữ nguyên hiện trạng ván cờ, đổi lại màu quân để tiếp tục ván cờ bình thường.
d) Sau khi kết thúc ván cờ, hai bên ký vào biên bản và trọng tài xác nhận kết quả thì ván đánh đó có hiệu lực, không đánh lại, dù đã xảy ra các thế cờ không hợp lệ trên.
e) Bị nhầm mầu quân nhưng cả hai đấu thủ đã chơi xong ván cờ mới phát hiện ra, thì kết quả ván đấu vẫn được công nhận, không phải đánh lại ván cờ đó, nhưng đấu thủ đáng lẽ cầm quân Trắng lại cầm nhầm quân Đen thì vẫn phải ghi là cầm quân Trắng để đảm bảo cho việc bắt thăm màu quân vòng sau vẫn bình thường.
- Nước đi sai, quân đặt sai. Nếu đang đánh mà:
a) Phát hiện một nước không hợp lệ hoặc
b) Quân cờ đi sang vị trí không đúng giao điểm quy định thì thế cờ phảu được khôi phục lại theo biên bản từ nước không hợp lệ (hay di chuyển sai). Trong quá trình khôi phục này phải dừng đồng hồ theo quyết định của trọng tài.
- Nếu không xác định được sai từ nước đi nào thì diễn lại biên bản, tìm chỗi sai, đánh tiếp ván cờ.
- Nếu đến lúc ván cờ kết thúc mới phát hiện nước sai lầm trên phải công nhận kết quả đang đánh.
- Trọng tài can thiệp và phân xử việc chạm quân khi một bên đề nghị với trọng tài.
a) Nếu có chạm quân nhưng không bên nào đề nghị thì ván đấu vẫn diễn ra bình thường, trọng tài không can thiệp.
b) Việc chạm quân phải được hoặc đối phương công nhận, hoặc trọng tài chứng kiến còn nếu chỉ có một bên tố cáo thì trọng tài cũng không xét để phạt đối phương.
c) Ngoài đối thủ và trọng tài thì bất cứ người nào khác (huấn luyện viên, lãnh đội, người thân của đấu thủ, khán giả…) can thiệp cũng không có giá trị.
Hãy cùng đón đợi những phần tiếp theo của bộ luật trong thi đấu Cờ tướng nhé.
Chúc các bạn chơi game vui vẻ.
Tai game cothu bằng cách soạn tin: CT gửi 6094 (500Đ).
Hoặc truy cập website: http://cothu.vn
Fanpage: http://facebook.com/game.cothu
Hotline: 01646053138| Email: dvkh.vn@gmail.com.
cothu.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn lại bài viết này!